Tư Duy phát triển Hệ Sinh Thái Địa Phương được đóng góp từ những chuyên gia trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, hệ sinh thái doanh nghiệp, của những tổ chức hội nhóm doanh nghiệp từ Nam tới Tây như EcoZ, AllWin, Mekong Sen, HST GBi, HST Boss, Hiền Nhân,....
Qua đó giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về một hệ sinh thái địa phương phải như thế nào. Cũng như để vận hành nó cần phải là sự kết hợp của rất nhiều công ty, đơn vị, tổ chức, và nguồn lực rất lớn.
Thế nào là Hệ sinh thái địa phương
Hệ sinh thái địa phương: Định nghĩa, vai trò và cách xây dựng
- Hệ sinh thái địa phương là hệ sinh thái được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và nguồn lực lớn tại một địa phương.
- Hệ sinh thái địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Để xây dựng một hệ sinh thái địa phương thành công, cần có sự chung tay của nhiều bên, trong đó vai trò của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người dân là rất quan trọng.
- Giúp chất lượng sống của mọi người trong địa phương được nâng cao về mọi mặt: Sức khỏe, giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, môi trường sống, kết nối xã hội, truyền thống văn hóa,...
Theo Ông Hùng Phạm - CEO HST GBi
Ông Hùng Phạm Giám Đốc GBi góp ý theo cá nhân hiểu về HST Địa Phương.
HST Địa Phương nên có một số tiêu chí:
A. Kinh tế:
A1. Phần dành cho các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến sản phẩm cung cấp trong nước;
A2. phần dành cho các doanh nghiệp tại địa phương có sản phẩm, dịch vụ ra nước ngoài;
A3. Phân chia theo làng nghề/ lĩnh vực.
Ví dụ:
- Làng nghề truyền thống sản xuất thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ;
- Vùng nguyên liệu tập trung;
- Nguồn nhân lực tập trung;
A4. Liên kết giữa các hệ sinh thái: vùng, trong nước và xuyên biên giới
B. Du lịch:
B1. Cụm lữ hành - sản phẩm du lịch - ăn/ uống/ ngủ nghỉ/ tham quan/ điểm đến;
B2. bản đồ số điểm đến du lịch (di tích, danh lam thắng cánh, công trình văn hoá-tâm linh, ...) tại địa phương.
C. Văn hoá - Xã hội
C1. Phần dành cho cho các cơ quan ban ngành (nhà nước) tại địa phương, bao gồm cả danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa phương, quản lý thương mại và dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, việc làm,...
C2. phần dành cho các sự kiện thường niên tại địa phương: lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá thể thao thường niên;....
Theo Ông Vũ Linh - CEO Hiền Nhân Group
1. Cơ hội kinh doanh và việc làm: Tạo việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ giáo dục và đào tạo: Cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng và tiếp cận công nghệ.
3. Phát triển hạ tầng và dịch vụ công: Hạ tầng đồng bộ, dịch vụ công tiện ích và số hóa.
4. Môi trường kinh doanh thuận lợi: Chính sách hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, và thương mại điện tử.
5. Phát triển du lịch và văn hóa: Thúc đẩy du lịch, bảo tồn văn hóa địa phương.
6. Chất lượng cuộc sống: Cải thiện hạ tầng, y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường.
7. Gắn kết cộng đồng: Tạo không gian kết nối và hỗ trợ cộng đồng yếu thế.
8. An ninh và quản lý xã hội: Đảm bảo an ninh, trật tự và quản lý hành chính hiệu quả.
9. Phát triển bền vững: Đảm bảo phát triển kinh tế, môi trường và xã hội lâu dài.
Tóm lại, mọi người cần một hệ sinh thái địa phương toàn diện, không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống, cơ hội học tập, đào tạo, kết nối cộng đồng và phát triển bền vững của 1 địa phương.
Theo Miss B - Chuyên viên tư vấn Doanh Nghiệp
1. Du lịch
2. Ẩm thực
3. Địa danh nổi tiếng
4. Top các nơi không thể bỏ qua khi đến đó
5. Tip các cách du lịch tiết kiệm
6. Ngành nghề địa phương
7. HST liên minh tại địa phương đó
8. Liên kết với HST Khởi nghiệp địa phương, các trường, tạo ko gian trải nghiệm, thực tập cho sinh viên ngành du lịch nói chung, và các ngành khác nói riêng
9. Cần có chỗ để sinh viên, thanh niên, thành viên có thể đăng CV xin việc: Hỗ trợ việc làm cho người dân trong địa phương, giải quyết tình trạng thất nghiệp
10. Ra chính sách cấp cho HST địa phương dạng combo tick xanh, để HST địa phương được quyền cấp tick xanh cho những thành viên đăng ký tick xanh tạo kênh Doanh nghiệp
11. Kênh Doanh nghiệp có chức năng match CV (tính phí): Để Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nhân sự cho mình
12. Tài khoản cấp tick xanh (doanh nghiệp) có quyền đăng TUYỂN DỤNG để tìm kiếm nhân sự
13. Có chỗ để gom các Doanh nghiệp liên kết kinh doanh với nhau thành 1 NHÓM (như mô hình KHU DU LỊCH SINH THÁI): Các Doanh nghiệp du lịch, vận tải, tour, quán ăn, nhà hàng, lữ hành, khách sạn,... nào kết nối với nhau thì sẽ được gom về 1 cụm. Tác dụng là có thể mở rộng tệp khách hàng cho các thành viên trong 1 NHÓM, khách hàng khi vào nhóm này có thể xem đc mình lịch trình du lịch của mình. Đặc biệt là đây là tính năng giữ các thành viên trong HST địa phương SỐNG, họ phải ra vào thường xuyên HST địa phương và nhóm để cập nhật thường xuyên các tour, các món ăn, các dịch vụ mới,..
Theo Phước Lợi - Nhân viên HST Allwin
Em nghĩ mình nên tập trung vào sự tương tác cộng đồng, các du khách hay người tham quan có thể bình luận, đánh giá các sản phẩm dịch vụ cũng như tin tức và kiến thức về du lịch, văn hóa, ẩm thực địa phương,...
Không chỉ đánh giá trên bài viết mà còn có không gian chuyên cho việc bình luận và đánh giá như là Diễn đàn thảo luận trên website, nơi mà du khách hay thậm chí là những người tham quan website cũng có thể tham gia, trao đổi ý kiến, hỏi đáp, và chia sẻ kinh nghiệm cũng như tương tác cùng nhau (tức nhiên là có sự kiểm soát ngôn từ bởi hệ thống và xác minh rằng bình luận và đánh giá của khách hàng không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và không sai sự thật).
Theo Thành Nhân - HST Allwin
1. Hỗ trợ các dự án kết nối cộng đồng và văn hóa, giúp thúc đẩy sự tham gia của cư dân địa phương. (Tổ chức các sự kiện, triễn lãm,..)
2. Tổ chức các talkshow chia sẻ kinh nghiệm và thành công, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp lớn chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp nhỏ và startup.
3. Tổ chức các buổi hội thảo đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào các buổi hội thảo nhằm phát triển kỹ năng và kiến thức về công nghệ, marketing và quản lý.
4. Khuyến khích mang tính ưu đãi và bền vững, đưa ra các chính sách và ưu đãi cho những doanh nghiệp nhỏ, startup,..
5. Cần ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ, startup hoặc các nhà sản xuất lớn trong việc phát triển hệ sinh thái địa phương.
6. Tạo các cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ để cùng phát triển trong hệ sinh thái địa phương.
7. Kết nối khách du lịch đến hệ sinh thái địa phương,..
Lời kết
Qua góc nhìn, đánh giá và chia sẻ của chuyên gia ở trên, có thể giúp bạn hiểu thêm về tư duy hệ sinh thái địa phương. Đó cũng chính là những lý do, những yếu tố quan trọng cần thiết mà các tỉnh thành nên xây dựng cho mình một hệ sinh thái địa phương NGAY BÂY GIỜ!
Xem thêm một số Tư duy về Hệ Sinh Thái Địa Phương ở các đường link đính kèm bên dưới,..
Tư vấn và hỗ trợ
- Hotline: 0826726899
- Email: [email protected]